Bé tập làm bìa sách :D

Boss nhờ trang trí hộ bìa sách (front-cover) cho series mới của Springer 😐 mà tui không rành cái này gì trơn :(. Chỉ vì lỡ dại bảo có dùng Photoshop… Thiệt khổ!

Cái nì là kết quả vừa làm vừa nghịch, turn out là được vài người thích, haha :D. Không dám cho boss coi, hi~hi~


Còn đây là 2nd runner-up


Nói chung lâu lâu nghịch chút cũng dzui 😀

Con gà và quả trứng – Kì 4

Chủ nghĩa tương đối (Relativism) hay sự trỗi dậy của cá nhân chủ nghĩa?

Tui vẫn có cảm giác “nghi ngờ” khi thấy người ta (thường là thành công rồi) lên phát biểu, bảo là các bạn đừng ngại ngùng, hãy tin ở mình, đừng để người khác bảo các bạn có thể làm gì, just follow your heart (cái này thì tui nghĩ là đúng :D). Ừ thì có thể người ta sai, hoặc đúng, và quyết định của bạn cũng vậy – nhưng được cái mình sẽ chịu trách nhiệm về quyết định của mình hơn. Tốt và nên là thế :D. Nhưng một ảnh hưởng khác của câu nói này là ở sự ủng hộ của nó cho cá nhân chủ nghĩa – tui không biết định nghĩa cái này mà chỉ kể vài ví dụ như sau: (1) bạn chụp ảnh xong đem hình đi khoe, người khen thì không nói, người chê thì bạn sẽ nói mình vẫn thấy nó đẹp mà, huề vốn (!), (2) trong SYTYCD 4, có một cô da đen lên nhảy (tui thấy nhảy xấu), giám khảo bảo “you’re not dancing, you’re moving” – cô này mặt có vẻ bất cần, bảo “ok. Whatever you say, I’m cool”. Sau đó ta bắt đầu nghi vấn cái đẹp – rằng cái đẹp là tương đối, tùy người a. Thế nào là nhảy (dance), khác gì di chuyển (move) – người này thấy đẹp, người khác thì không, biết sao giờ 😐 ?. Hoặc như câu quote này mà tui đọc được ở đâu đó

I do not believe in the creed professed by the Jewish Church, by the Roman Church, by the Greek Church, by the Turkish Church, by the Protestant Church, nor by any church that I know of. My own mind is my own church.

Thomas Paine

Nói vậy hông phải để đả kích relativism – ví dụ như tranh Picasso hay Vangoh, người ta mới đầu kêu đó hông phải là tranh, về sau lại đem ra đấu giá, gọi là lúc đó “chưa” nhìn ra cái đẹp (!). Nói trong khoa học thì có String Theory, mới đầu gửi đi cũng có ai chú ý, về sau thành hot topic (không biết giờ còn không…). Nếu không có tư tưởng “nổi loạn” để tin ở mình, thì chưa chắc người ta đã đi tiếp 🙂

Ảnh hưởng của tinh thần cái đúng tương đối và hệ quả “mình là đúng nhất” (!) không chỉ bó hẹp trong art như ta thường nghĩ, nhất là trong thời đại của blog, interactive web khi cá nhân có thêm nhiều phương tiện để thể hiện cái tôi và chia sẻ cái tôi của mình. Định nghĩa, chuẩn mực đúng/sai trở nên được hình thành theo mỗi người một cách mạnh mẽ, và được củng cố bằng việc tìm kiếm sự tương đồng. Và cuối cùng là sự nghi ngờ đến hoang mang của người ở chân trị cũng bởi tính tương đối này. Có thể tìm nhiều ví dụ trong sự thay đổi của nhiều “xu hướng” xã hội và internet. Hoặc đơn giản hơn là ở chính mình: bạn cảm thấy và suy nghĩ thế nào khi nhận được criticism về cái bạn cho là đúng? 😛

Mà chủ nghĩa tương đối hông liên quan gì đến thuyết tương đối của Eistein hen. Theory of relativity cũng có 2 cái đúng “tuyệt đối” (postulates) lận: hiện tượng vật lý là như nhau với mọi hệ qui chiếu tuyến tính (uniform motion) và vận tốc ánh sáng là hằng số tuyệt đối c. Thường người ta hay xây dựng một hệ thống thông qua tiên đề (chân trị 1), rồi phát triển lên các kết quả khác cơ bản dựa trên first-order logic. Không biết nếu mình mô tả một hệ thống thông qua các observations của một nhóm observers, thì phát triển của nó ra sao hen? (tui đang thấy nó giống giống fuzzy logic :D). Có khi nào A lại được observed thành NOT(A) hông :P?

Nói chung cá nhân thì tui nghĩ extreme thường là không tốt – quá relativism hoặc “ai nói gì cũng nghe” thì đều có khi thành “ếch ngồi đáy giếng”. Còn thế nào là tốt thì chịu, chẳng biết ?… 😀