Bản giao hưởng số 9


Thứ 2 tuần rồi là kỉ niệm 180 năm ngày mất của Beethoven (26/03/1827 – 26/03/2007) – không biết nên dùng từ gì tiếp theo để giới thiệu về ông – “nhà soạn nhạc giao hưởng lỗi lạc” thì vẫn thấy có gì không đủ… Bận quá, muốn viết linh tinh nhưng đành đợi đến cuối tuần (sau cái mid-term exam ). Không nhận là mình cảm thụ được classical music, nhưng không hiểu sao thấy “thấm” nhạc Beethoven hơn Mozart, Chopin (có thế nói các ông này nghe hay nhưng vẫn thấy có gì “chưa đã” ). Nếu gọi là thích thì mê piano sonata của Beethoven hơn, tại bản giao hưởng của ông thì… chỉ nghe được vài đọan à, nhưng ở đây xin được nói về Bản giao hưởng số 9, tên đầy đủ Symphony No. 9 in D minor, Op. 125 “Choral”. Hi~ hi~, nói thêm là tớ cũng khoái bản số 5 – bản giao hưởng “Định mệnh”, với đoạn mở đầu kinh điển “ten-ten-ten | tèn”

Tuần rồi, bận gớm, mấy buổi tối 11h30 rời lab, về nhà cũng gần 12h… Mệt thì cũng mệt, nhưng có khi thế là dịp để “cảm” Ode to Joy trên đoạn đường từ bus stop đi bộ về nhà. Chú thích: Ode to Joy là the 4th movement trong Bản giao hưởng số 9. Đường cũng vắng, xung quanh là “cây cảnh” (ở Sing thật chịu khó trồng cây), đèn đường vàng, và mấy tòa nhà chung cư. Yên tĩnh. Tớ đi bộ, mà tay thỉnh thoảng lại vung vẫy (kiểu nhạc trưởng í, dù ngốc xít về nhạc nhẽo), sướng… run người vì đoạn choral (người hát) ở movement này hoành tráng quá, như khúc khải hoàn ca và vỡ òa của cảm xúc bởi trước đó là sự lặng im tuyệt đối của dàn nhạc (nhạc thì ta gọi là nốt lặng, ở đoạn giữa của bài này).

Nếu ai đã xem “Immortal Beloved” – phim làm về mối tình của Beethoven, hẳn sẽ còn nhớ bản giao hưởng dùng ở cuối phim – Bản giao hưởng số 9 được lồng trong cảnh phim:

Cậu bé (Beethoven hồi nhỏ) nhìn trời đêm qua khung cửa sổ, chợt giật mình sợ hãi nghe tiếng bước chân của người bố trong cơn say rượu trở về. Sợ hãi những trận đòn trong cơn say của bố, cậu leo qua cửa sổ và bỏ chạy để lại phia sau những tiếng quát giận dữ… Cậu chạy, chạy mãi, băng qua rừng đến tận bờ sông (trong tiếng violon rượt đuổi của nhạc nền). Cái chạy trốn vì sợ hãi dần chuyển thành sự bùng phát trong hạnh phúc của tự do…(tiếp đó là đọan choral thần thánh mà tớ vừa nhắc đến)

Symphony 9 là bản giao hưởng cuối cùng của Beethoven để lại cho nhân loại, được sáng tác lúc ông đã hoàn toàn điếc. Trong buổi trình diễn của đầu tiên, người ta đã phải nhắc ông, lúc ấy đang đứng trên sân khấu, xoay lại để nhận những tràng pháo tay nồng nhiệt từ khán giả. Chẳng biết viết gì ở chỗ này, chứ phục ông dễ sợ… Hồi bé đọc truyện danh nhân, có nói về việc Beethoven sáng tác nhạc khi bị điếc, đã thấy ghê gớm, giờ nghe Symphony 9 xong, càng xúc động hơn !!! (giống ông Euler về sau bị mù nhưng vẫn làm Toán rất kinh). Một điểm thú vị khác của Symphony 9: đây là bản giao hưởng đầu tiên dùng giọng hát của người “như một nhạc cụ” – ngang hàng với violon, kèn trong giàn nhạc. Thử nghe kĩ sẽ thấy cao độ của giọng hát và tiếng violon, kèn ngang nhau trong Ode to Joy..

Trọn vẹn Symphony 9, tớ để ở link này (URL), mong mọi người ai có hứng thú download về nghe… Ít ra hãy nghe Ode to Joy, và đừng làm gì khác lúc nghe, hen!

Có nhiều thứ về tính phổ biến của Symphony 9 (nhất là 4th movement Ode to Joy), nhưng xin nói riêng trong nhạc rock qua 2 bài tớ biết đã “cover” giai điệu cơ bản của Ode to Joy: Liberty (Steve Vai) và A Last Illusion (trong Beethoven’s Last Night). Nói thêm về Beethoven’s Last Night – một album xuất sắc mà trong đó ta có thể tìm lại thấy nhiều giai điệu quen thuộc trong tác phẩm của Beethoven hòa lẫn trong không khí opera rock của Trans-Siberian Orchestra, cái nì tớ cũng nghe mê mẩn trong tuần qua, hix.

Xin được post ở đây (listen) để cả nhà tham khảo và thưởng thức, chắc hẳn nhiều người sẽ thấy quen thuộc thôi .

Enjoy !!!

Friday March 30, 2007

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.